Nguyễn Thái Tông

Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.

Save And Share


    [Tất Tần Tật Về Brexit] Kỳ 3: Ở hay đi khỏi EU, nhân dân sẽ quyết định

    Admin
    Admin
    Admin


    Posts : 31
    Join date : 2016-07-04
    Age : 29
    Location : Ho Chi Minh; Ba Ria Vung Tau

    [Tất Tần Tật Về Brexit] Kỳ 3: Ở hay đi khỏi EU, nhân dân sẽ quyết định Empty [Tất Tần Tật Về Brexit] Kỳ 3: Ở hay đi khỏi EU, nhân dân sẽ quyết định

    Post by Admin Sat Jul 16, 2016 4:38 pm

    06/07/2016 09:16 GMT+7

    TTO - Nhiều lãnh đạo chính trị lẫn chuyên gia tuyên bố chuyện Anh rời khỏi EU sẽ “chẳng chết thằng tây nào” vì phần châu Âu còn lại sẽ đoàn kết, đi theo con đường của mình, đương nhiên là có cải cách, cải tổ hơn.

    [Tất Tần Tật Về Brexit] Kỳ 3: Ở hay đi khỏi EU, nhân dân sẽ quyết định D40f7710
    Lãnh đạo EU Jean-Claude Juncker (trái) ngậm ngùi tiễn Thủ tướng Cameron tại Brussels ngày 28-6 - Ảnh: Reuters

    “Cần thấy rằng cả trong phe chống lại Brexit, cách nhìn về châu Âu cũng không hẳn quá tươi đẹp. Thủ tướng David Cameron muốn ở lại EU để biến cải EU khác đi theo hướng linh động và tự do hơn."
    Giáo sư 
Agnès Alexandre-Collier

    Nhưng không ít người làm phép so sánh chuyện Brexit với chuyện Grexit cũng rất thời sự trong thời gian qua. Trong khi các thành viên châu Âu chủ chốt không ngừng dọa nạt đòi Hi Lạp phải “Grexit” nếu không tuân thủ các yêu cầu cải cách của Liên minh châu Âu (EU) thì với vương quốc Anh là gần như ngược lại.

    Cùng hội nhưng không chung thuyền

    Lịch sử cho thấy Anh gia nhập Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) từ năm 1973 (người dân từng đi bỏ phiếu đồng ý đến 67%!) nhưng vẫn giữ cái thế “chân trong, chân ngoài”, theo cách dùng từ của ông Olivier de France, giám đốc nghiên cứu của Viện Quan hệ quốc tế và chiến lược (Iris) của Pháp.

    Theo ông, thái độ đó của Anh càng nặng nề hơn từ năm 2004 khi EU quyết định mở rộng hơn với sự tham gia của các quốc gia phần phía Đông.

    Không chỉ có việc “bà đầm thép” Thatcher đấu tranh để Anh được giảm tiền đóng góp vào năm 1984, trong suốt quá trình nhập hội Anh luôn được đặc cách với nhiều dị biệt và miễn trừ. (Điều đó cũng cho thấy cộng đồng châu Âu cần nước Anh đến như thế nào để chấp thuận những điều kiện “khác người”).

    Chẳng hạn là thành viên EU nhưng Anh không xài đồng tiền chung euro, không tham gia khu vực Schengen cho phép đi lại tự do trong khối...

    Đến một người có tiếng là ủng hộ gia nhập châu Âu như thủ tướng Tony Blair (giai đoạn 1997-2007) cũng từng đề nghị tiến hành trưng cầu ý dân về Hiến pháp châu Âu vào năm 2004 dù sau đó từ bỏ ý định này.

    “Đến lúc cần phải quyết định lần cuối cùng này để xem nước Anh chúng ta có muốn ở tâm điểm của việc nắm lấy quyết định tầm châu Âu này hay không; đến lúc cần quyết định xem số phận của nước Anh chúng ta sẽ là một đối tác, một đồng minh hàng đầu của châu Âu hay sẽ đứng bên ngoài rìa” - thủ tướng Tony Blair từng tuyên bố vào thời điểm năm 2004.

    Ngay trước khi tiến hành cuộc trưng cầu ý dân lịch sử ngày 23-6, Thủ tướng Anh David Cameron đã có những giờ thương lượng dài với 27 lãnh đạo châu Âu khác để có được “quy chế đặc biệt” cho Anh (liên quan chuyện nhập cư và chủ quyền) trong hội EU.

    Đó là cuộc thương lượng đầy khó khăn đến tận tối thứ sáu 19-2-2016 tại Brussels về những yêu cầu của Anh cho việc EU phải cải tổ. Phần châu Âu còn lại đã nhượng bộ với mục tiêu quá rõ: lấy lòng để người dân Anh bỏ phiếu chọn ở lại với EU.

    Về chuyện này, bà Agnès Alexandre-Collier, giáo sư văn minh Anh ở ĐH Bourgogne (Pháp), nhận định: “Đúng là London đã đạt được những chuyện ‘phá luật’ của Brussels nhưng cũng cần thấy rằng Anh không phải là “đứa trẻ hư” trong EU, mà thậm chí lại là thành viên rất kỷ luật và áp dụng đúng các quy định của khối”.

    Hứa, quên và sai lầm

    Năm 2006, một đảng chính trị mới có khuynh hướng chống châu Âu được thành lập tại Anh là Better Off Out Group (Ra khỏi nhóm thì tốt hơn). Năm 2008, chính trị gia Nick Clegg, người có quan điểm trung dung, yêu cầu tiến hành trưng cầu ý dân về việc có nên ở lại EU hay không.

    Cùng năm, trước sự phàn nàn ngày càng tăng của nhiều nước châu Âu, ban lãnh đạo ở Brussels trình ra Hiệp ước Lisbon nhằm thay thế kế hoạch Hiến pháp châu Âu trước đó. Thủ tướng Anh Gordon Brown đã đặt bút ký vào bản hiệp ước này mà không cần thông qua trưng cầu ý dân.

    Chính trị gia bảo thủ Bill Cash và doanh nhân Stuart Wheeler khi đó đã tiến hành thủ tục kiện tụng cho rằng việc thủ tướng tự ký hiệp ước là bất hợp pháp nhưng yêu cầu của họ bị bác bỏ.

    Trong kỳ bầu cử Quốc hội châu Âu năm 2009, Đảng Vương quốc Anh độc lập (UKIP) có khuynh hướng chống châu Âu và chống nhập cư về thứ nhì trong số các đảng chính trị của Anh với 16% số phiếu bầu.

    Sự ủng hộ UKIP lại tăng thêm vào kỳ bầu cử năm 2014 (27,5% số phiếu) và được tái khẳng định trong kỳ bầu cử Quốc hội Anh năm 2015 khi họ thu về hơn 3 triệu phiếu ủng hộ (chiếm 12% số phiếu). UKIP trở thành đảng chính trị có ảnh hưởng thứ ba tại Anh.

    Chính vì thế, ông David Cameron, ngôi sao đang lên của Đảng Bảo thủ, phải tìm cách ứng xử phù hợp. Thật ra từ hồi năm 2007, thủ lĩnh cánh hữu của Anh lúc đó là David Cameron từng hứa tổ chức trưng cầu ý dân về Hiệp ước Lisbon nếu đảng ông giành chiến thắng ở kỳ bầu cử năm 2010.

    Nhà lãnh đạo của Đảng Bảo thủ giành chiến thắng sau đó với sự ủng hộ của cánh trung dung. Để không làm mất lòng các đồng minh ủng hộ hội nhập châu Âu, ông Cameron “quên đi” lời hứa lúc tranh cử.

    Đến năm 2009, ông Cameron từng nhìn nhận không thể tiến hành cuộc trưng cầu ý dân về Hiệp ước Lisbon do đã được tất cả các thành viên châu Âu khác ký kết nhưng có hứa sẽ giới hạn những cuộc chuyển giao quyền lực.

    Năm 2011 vì muốn bảo vệ quyền lợi cho lĩnh vực tài chính của Anh, ông Cameron đã nói không với bản hiệp ước mới của châu Âu nhằm tăng cường các quy định về ngân sách áp dụng với các nước thành viên EU.

    Nhưng những lực lượng đòi ly khai khỏi châu Âu ở Anh ngày càng mạnh lên khiến ông Cameron không thể làm ngơ. Ông buộc dùng lại bài cũ.

    Để chuẩn bị cho kỳ bầu cử 2015, lúc vận động tranh cử Thủ tướng Cameron tuyên bố rằng nếu Đảng Bảo thủ giành chiến thắng tại quốc hội, ông sẽ thương lượng lại về mối quan hệ giữa Vương quốc Anh với EU và tiến hành trưng cầu ý dân.

    Được ở lại Phủ thủ tướng tại số 10 Downing Street vào tháng 5-2015, ông Cameron giữ lời hứa và tìm mọi cách vận động người dân ở lại với EU.

    Sau khi lấy được “quy chế đặc biệt” cho Anh ở Brussels hồi tháng 2-2016, Thủ tướng Cameron còn tự tin thuyết phục người dân: “Liên minh châu Âu không phải là hoàn hảo và cần cải cách nhiều hơn nhưng thỏa thuận đạt được ngày hôm nay cho thấy ban lãnh đạo của Anh có thể thực hiện các mục tiêu của mình. Vương quốc Anh sẽ mạnh hơn trong một Liên minh châu Âu đã cải cách thay vì đứng ngoài một mình”.

    Ban lãnh đạo nước Anh đã lựa chọn trưng cầu ý dân vào ngày 23-6. Đây có lẽ là một sự lựa chọn tồi khi châu Âu đang trải qua cuộc khủng hoảng nhập cư chưa từng có và kinh tế không hề có dấu hiệu khởi sắc...


    Quyết định bên chiếc bánh pizza

    Thủ tướng David Cameron từng tin rằng cách duy nhất để giữ đoàn kết trong đảng của ông là hứa tổ chức kỳ trưng cầu ý dân về chuyện ở hay rời Liên minh châu Âu (EU). Theo báo Financial Times, phải nói rằng lúc này Thủ tướng Cameron chịu khá nhiều sức ép.

    Nhưng quyết định đưa ra lại ở khung cảnh khá kỳ lạ. Hôm đó là ngày 21-5-2012, Thủ tướng Cameron cùng ngoại trưởng và vị chánh văn phòng của mình vừa kết thúc hội nghị của khối NATO tổ chức tại Chicago (Mỹ).

    Họ đang chờ chuyến bay để trở về Anh. Ngồi tại một nhà hàng bánh pizza ở nhà ga hành khách số 3 của phi trường Chicago cách xa nơi làm việc ở số 10 Downing Street (London) hàng ngàn cây số, ba người đàn ông này đã quyết định thời điểm tiến hành trưng cầu ý dân là trước cuối năm 2017.

      Current date/time is Fri Apr 19, 2024 10:17 am